Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Sa nhân chữa đầy hơi, an thai

Theo Đông y, sa nhân vị cay chát, tính ôn; vào kinh tỳ, vị và thận. Có tác dụng hành khí hóa thấp, kiện tỳ, ôn trung, chỉ tả, an thai. Trị chứng tỳ vị ứ trệ, thấp trở, tỳ hàn tiết tả, thai động bất an, nôn khi có thai. Liều dùng: 2 - 6g.

Sa nhân.

Sa nhân.

Một số bài thuốc có dùng sa nhân:

Hành khí, giảm đau. Trị tỳ vị khí trệ, bụng trướng đau tức.

Bài 1: Thang hương sa nhị trần: sa nhân 6g, mộc hương 4g, trần bì 6g, bán hạ 12g, đảng sâm 12g, phục linh 12g, cam thảo 4g, gừng tươi 6g. Sắc uống.

Bài 2: Hoàn hương sa chỉ truật: sa nhân 6g, mộc hương 4g, chỉ thực 8g, bạch truật 12g. Sắc uống.

Bài 3: hương sa, hương phụ liều lượng bằng nhau. Các vị tán bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3-4g. Hoặc mỗi vị 8g sắc uống. Trị lạnh bụng, đầy hơi, tiểu tiện không thông.

Ôn trung, chỉ ẩu:

Bài 1: Thang hương sa lục quân tử: sa nhân 6g, mộc hương 4g, đảng sâm 12g, bán hạ 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, cam thảo 4g, trần bì 8g, gừng sống 8g. Sắc uống. Dùng khi tỳ vị hư hàn, thức ăn không tiêu, nôn oẹ.

Bài 2: Sa nhân nghiền bột, mỗi lần dùng 2 - 4g, ngày uống 3 lần, chiêu với nước gừng sống. Trị nôn do vị hàn, nôn nghén.

Bài 3: sa nhân 6g, nhân sâm 6g, phục linh 8g, bán hạ chế 12g, hoắc hương 8g, trần bì 8g, tỳ bà diệp (bỏ lông), chỉ xác 8g, sinh khương 5 lát. Trị nôn ở người vị hư, đàm ẩm đình trệ.

Bài 4: sa nhân 4g, củ gai 8g, ích mẫu 6g. Dùng khi lỵ, tiêu chảy do tỳ hư hàn thấp tích trệ.

Đau nhức răng: nhai và ngậm sa nhân.

Nấc cụt: sa nhân 2g, nhai và nuốt nước. Ngày làm 3 lần.

Kiêng kỵ: Người hư nhiệt không được dùng.

BS. Tiểu Lan

0 nhận xét:

Đăng nhận xét